Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Đằng sau sự phát triển của Apple (phần 2)

Tiếp phần 1: Cách Apple đã làm để giải quyết vấn đề:

Tháng 7/1997 Apple mời Steve Jobs quay lại. Ông đã đưa ra nhiều quyết định mang tính chiến lược để vực dậy công ty này.

Văn hóa:

Khi thành lập Apple, Steven Job đã xây dựng một văn hóa cho công ty mà khi ông trở lại, ông đã một lần nữa khơi dậy và phát triển nó mạnh mẽ.

Có thể thấy,tôn trọng chính là một yếu tố nằm trong văn hóa của Apple. Họ không giới hạn bất kỳ ý tưởng nào của nhân viên.Đôi khi những ý tưởng táo bạo hay ho lại bắt nguồn từ những suy nghĩ điên rồ, tưởng chừng như không thể thực hiện được. Vì thế, đối với Apple, ý tưởng không bao giờ có giới hạn, Steven Job luôn khuyến khích nhân viên tranh luận về các ý tưởng và tạo ra một sự tin tưởng trong nhân viên, tạo động lực cho nhân viên thoải mái đóng góp ý kiến, không bao giờ chê bai các ý tưởng của họ.

Một yếu tố nữa không thể không nhắc đến đó chính là văn hóa " Truy tìm sự hoàn hảo".Chính điều này đã làm cho những sản phẩm của Apple hoàn mỹ đến từng chi tiết. Từ khi sản xuất cho đến khi xuất hiện trên thị trường, một quá trình sửa chữa, kiểm tra nghiêm ngặt để sản phẩm không có bất kì một sai sót nào. Điều này có thể là do ảnh hưởng từ tính cách cầu toàn của nhà lãnh đạo tài ba Steven Job, ông luôn là người hướng tầm nhìn đến những điểm hoàn hảo nhất.

Sản phẩm:

Thành công chính của Apple xoay quanh việc liên tục cải tiến và cho ra sản phẩm mới. Vì hơn hết, là một công ty trong thị trường công nghiệp điện tử thì Apple hiểu rõ rằng sự cải tiến sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định thành bại của họ.

Thứ nhất về cơ bản ý tưởng của Apple về sản phẩm là: để thống trị một dòng sản phẩm thì cách tốt nhất là trở thành người đầu tiên tạo ra nó. Thứ hai, như Steve Jobs từng nói “nếu bạn không loại bỏ sản phẩm của bạn thì người khác sẽ thay bạn làm điều đó”. Vì thế, Apple liên tục cho ra các thế hệ sản phẩm thông minh mới như Iphone, Ipad… hay các trung tâm ứng dụng như App Store... “One more thing”, câu nói Steve Jobs dùng để kết thúc bài giới thiệu sản phẩm cho thấy hàm ý Apple không dừng lại ở đó, và cái hay cái hấp dẫn vẫn còn ở đằng sau.

Giá, phân phối, truyền thông

Giá: Apple luôn định giá các sản phẩm của mình cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh tạo nên khác biệt và góp phần thể hiện đẳng cấp vượt trội cũng như nâng cao giá trị sản phẩm khiến cho người tiêu dùng chú ý, thu hút và trả thêm tiền cho Apple.
Phân Phối: Điểm đáng chú ý trong chính sách phân phối của Apple là chuỗi cửa hàng Apple. 

Những cửa hàng độc đáo này đã nâng cao thương hiệu, giúp Apple dễ dàng kiểm soát hơn việc giới thiệu sản phẩm và những trải nghiệm của khách hàng. Chính nhờ vào suy nghĩ luôn muốn tìm cách đổi mới trong trải nghiệm phục vụ khách hàng mà mô hình Apple Store được hình thành và là một thành công rất lớn, tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nhà bán lẻ nào trong lịch sử.


Truyền thông:Apple sở hữu lượng “fan cuồng” đáng kể ở khắp nơi trên thế giới, họ sẵn sàng đợi hàng giờ trước cửa hàng Apple cả tuần lễ chỉ để trở thành người đầu tiên mua được chiếc iPhone mới nhất. VậyApple làm điều đó như thế nào? Để truyền tải được cảm hứng và những ý tưởng tuyệt vời của sản phẩm Apple không thể không nhắc đến công lao của Steve Jobs. 

Các bài diễn thuyết của ông đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, không đơn giản chỉ là thuyết trình về sản phẩm, ông còn truyền đạt, giảng giải, truyền cảm hứng và giải trí cho mọi người. Bên cạnh đó Guy Kawasaki, chuyên gia chịu trách nhiệm quảng bá thương hiệu cho Apple, đã sáng tạo ra thuật ngữ “Evangelism Marketing” (Marketing Truyền giáo) để chỉ cách mà doanh nghiệp biến khách hàng thành những sứ giá tuyên truyền miễn phí cho sản phẩm. 

Theo Guy, Evangelism Marketing nằm ở một mức độ cao hơn cả Word-of-Mouth Marketing (Marketing Truyền miệng). Apple nhận thức được rằng khách hàng chính là đội ngũ tuyên truyền hiệu quả nhất cho sản phẩm của mình. Chính những kinh nghiệm về sản phẩm của họ sẽ là nguồn quảng cáo hiệu quả, chính xác và nhanh chóng nhất để sản phẩm được biết đến rộng rãi.

Mời các bạn theo dõi tiếp phần ba: Đằng sau sự phát triển của Apple (phần 3)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét