Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Đằng sau sự phát triển của Apple (phần 1)

Giới thiệu công ty Apple :

Từ một công ty nhỏ được sáng lập bởi Steve Jobs và Steve Wozinak, Apple hiện là công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới, nhưng hơn cả, mô hình quản lý của công ty này đã trở thành hình mẫu được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp khác "noi gương.

Giờ đây, khi Apple đã trưởng thành và sẵn sàng cho một kỉ nguyên mới “hậu Jobs”, người ta bắt đầu nhìn nhận lại chặng đường mà hãng đã đi qua dưới sự chèo lái của nhà sáng lập. Trên chặng đường này, Steve Jobs đã ghi nhiều dấu ấn – những bài học không chỉ cho các đồng nghiệp mà còn cho cả những đối thủ của ông.

Tình huống, vấn đề mà công ty Apple gặp phải :

Trong thời kì lịch sử của Apple có một giai đoạn Apple  rơi vào tình trạng khủng hoảng khi Steven Jobs bị thay thế phủ phàng bởi Jonh Sculley. Hơn 95% khách hàng của Apple  chuyển sang mua sản phẩm tương thích của IBM, sản phẩm của Apple phủ đầy bụi trên các kệ hàng, Apple dần thay thế Jonh thành Michael, rồi Gill Amellio...



Vậy Apple đã làm gì để vượt qua thời kì khủng hoảng đó? Và tại sao cho đến bây giờ mặc dù có rất nhiều công ty muốn đi theo mô hình kinh doanh của Apple (hợp nhât phần cứng phần mềm, định vị thương hiệu cao cấp...) nhưng chưa một công ty nào đạt được sự thành công giống như Apple. Vậy Apple có “vũ khí bí mật” nào để tạo nên sự khác biệt ấy?

Du lịch Đà Nẵng trong những năm gần đây

Tính đến ngày 6/3/2013, theo Sở VH-TT-DL Đà Nẵng thì toàn TP có 138 đơn vị kinh doanh lữ hành và gần 400 khách sạn với 11.000 phòng (tăng gấp 3 lần so với năm 2008). Một trong những định hướng đang được Đà Nẵng hết sức chú trọng là phát triển du lịch và nghỉ dưỡng biển, du lịch công vụ kết hợp tổ chức sự kiện…

Trong 5 năm qua, lượng khách du lịch đến tham quan, du lịch tại Đà Nẵng đã tăng gấp 2 lần, từ 1,26 triệu khách năm 2008 tăng lên 2,65 triệu khách năm 2012. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch năm 2012 đạt 6000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2008.

"Nhiều sự kiện văn hóa du lịch mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế liên tục được tổ chức như Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, Liên hoan Du lịch “Điểm hẹn mùa hè”, Cuộc thi Dù bay quốc tế, Chương trình âm nhạc đường phố… cùng các hoạt động quảng bá du lịch ngày càng chuyên nghiệp đã góp phần xây dựng, quảng bá và khẳng định thương hiệu Đà Nẵng – Thành phố đáng sống" - ông Ngô Quang Vinh nhấn mạnh.

Năm 2012, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 2.831 nghìn lượt, vượt 9,3% so với kế hoạch, tăng 12% so với năm trước. Đây là mức tăng theo năm ít nhất so với mức tăng 36% trong năm 2010 và 34% trong năm 2011. Tuy nhiên, năm 2012, đáng lưu ý là doanh thu du lịch Đà Nẵng tăng trưởng đáng kể với 54,1% so với cùng năm trước. Điều này phần nào cho thấy sự cải thiện các hoạt động du lịch đã thu hút du khách và làm cho họ chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ giải trí. Trong đó khách quốc tế ước đạt 675.684 lượt, tăng 26%, khách nội địa ước đạt 2.155.751 lượt, tăng 6% so với năm 2011. Tổng thu nhập từ hoạt động du lịch ước đạt 6.105 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2011 và vượt 20,77% so với kế hoạch. Năm 2012, khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng qua đường bộ ước đạt 34545 lượt khách, tăng 16,1% so với năm 2011; đón 49 chuyến tàu với 46453 lượt khách, tăng 11% so với năm 2011. Khách du lịch tàu biển tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do các hãng tàu lớn cập Cảng, với tần suất 01 chuyến/tuần; và còn có các chuyến tàu mới đưa khách đến tham quan thành phố.

6 tháng đầu năm 2013, ngành du lịch đạt mức tăng trưởng khá. Tổng lượng khách tham quan du lịch Đà Nẵng đạt 1,54 triệu lượt, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó khách quốc tế ước đạt 389.400 lượt. Đặc biệt, lượng khách hàng không tăng cao đến 94,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Đà Nẵng, cho biết sắp tới Sở sẽ triển khai nhiều hoạt động để khai thác nhiều hơn nữa tiềm năng du lịch ở địa phương như phát triển du lịch đường sông, tổ chức chương trình kích cầu du lịch, triển khai bình chọn các cơ sở du lịch đạt chuẩn, liên kết du lịch “3 địa phương 1 điểm đến”…
  
Đặc biệt, với việc đẩy mạnh thu hút du khách đến từ đường biển và hàng không, trong 6 tháng đầu năm, Thành phố đã đón 53 chuyến tàu biển du lịch cập cảng Tiên Sa với gần 60.000 lượt du khách, tăng 67,6% so với cùng kỳ 2012.

Các đường bay quốc tế từ Đà Nẵng đến Ôn Châu, Hồng Kông, Thành Đô (Trung Quốc)... mở rộng khai thác đưa lượng khách đến bằng đường hàng không tăng 94,2%, ước đạt 117.000 lượt.

Đến nay, Đà Nẵng có hơn 60 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư 4.004,2 triệu USD, trong đó  có 13 dự án đầu tư nước ngoài và 47 dự án đầu tư trong nước.

Vấn đề quan trọng của ngành du lịch nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quy mô đào tạo chưa đủ lớn, ngành nghề đào tạo thiếu, phân bố cơ sở đào tạo chưa hợp lý, thiếu sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo cũng như giữa các trường của Trung ương và địa phương. Riêng tại Đà Nẵng, dự tính đến năm 2015, ngành du lịch cần đến 20.000 lao động, đặc biệt là thiếu nguồn hướng dẫn viên du lịch tiếng hiếm. Vì vậy, nhiều đại biểu đề xuất ý kiến nên xây dựng chương trình đào tạo thống nhất ở các địa phương, đặc biệt quan tâm đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ giảng dạy, liên kết hợp tác với các trường quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo…

Theo quy hoạch được phê duyệt, từ nay đến năm 2015, thành phố Đà Nẵng sẽ ưu tiên phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển theo 3 hướng chính:
  • Du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái,
  • Du lịch văn hóa, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề,
  • Du lịch công vụ, mua sắm, hội nghị, hội thảo.

Mục tiêu đến năm 2015 đón 4 triệu lượt khách, trong đó có 1 triệu khách quốc tế, với tổng số phòng khách sạn lên 21 ngàn phòng, trong đó hạng 4, 5 sao là 15.700 phòng.


Liên kết phát triển du lịch ba địa phương Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế năm 2013.Các địa phương đã cùng nhau phối hợp, tổ chức thực hiện nhiều sự kiện, hoạt động tiêu biểu như: xuất bản tập gấp giới thiệu sự kiện văn hóa, du lịch 03 địa phương năm 2013 bằng ngôn ngữ Anh - Việt; tập gấp du lịch ba địa phương bằng tiếng Hàn; tham gia các sự kiện: hội chợ du lịch biển quốc tế Nha Trang -Việt Nam 2013 tại tỉnh Khánh Hòa; hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam -VITM Hanoi 2013 tại Hà Nội; hội chợ Du lịch Quốc tế ITE 2013 tại thành phố Hồ Chí Minh; hội chợ du lịch quốc tế KOTFA 2013 tại Seoul, Hàn Quốc... 03 địa phương đã xây dựng chương trình giới thiệu du lịch thống nhất, đồng bộ để phục vụ quảng bá tại các sự kiện. Ngoài hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch thì công tác trao đổi thông tin trong quản lý, thanh kiểm tra các hoạt động du lịch, giải quyết một số vấn đề nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch cũng được triển khai thực hiện tốt.

Sưu tầm

Mời các bạn theo dõi các bài viết về du lịch Quảng Nam, Đà Nẵng tại đây:


Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Hệ thống Molly’s Coffee - Đà Nẵng

Đầu năm 2012, kể từ sự ra đời của cửa hàng đầu tiên tại 248 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng, chuỗi cửa hàng Molly’s Coffee với mô hình tự phục vụ và mua mang về cùng không gian trẻ trung, thoáng mát; phong cách phục vụ nhanh chóng; thực đơn đa dạng phong phú phù hợp với từng vùng miền, cùng nhiều tiện ích gia tăng; giá thành rẻ hiện đang là điểm đến lý tưởng dành cho giới trẻ.

Hệ thống Molly's Coffee đã và đang phát triển mạnh mẽ

Molly’s Coffee được phát triển bởi công ty TNHH ĐẤT MỘNG (89 Thái Phiên - Hải Châu - Đà Nẵng):           

Chủ tịch HĐQT - Ông Morii Takayuki

Giám đốc - Bà Nguyễn Thị Thanh Bình

Phó giám đốc - Ông Kosuke Syuri


Với tham vọng phát triển với hơn 100 cửa hàng trải khắp cả nước trong vòng 3 năm, với cam kết phát triển bền vừng và lâu dài tại Việt Nam, Molly’s Coffee luôn đặt chữ tín làm đầu, luôn luôn hoàn thiện 4 tiêu chuẩn: Nhanh - Ngon - Rẻ - Đẹp nhằm cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ bán hàng hoàn hảo nhằm mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, cũng như có những đóng góp thiết thực cho xã hội.

Theo Công ty TNHH Dream Land ( Đất Mộng )

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Chiến lược kinh doanh của KFC tại Việt Nam phần 4

Xác định đối thủ cạnh tranh:
Khi xâm nhập thị trường thì KFC tất nhiên sẽ phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh.Đối thủ cạnh tranh có thể là các sản phẩm truyền thống như phở 24,sản phẩm ăn nhanh khác (BBQ chicken,lotteria…)hay là đối thủ tiềm ẩn như Macdonald (hiện tại thì Macdonald chưa vào Việt Nam).KFC xác định đối thủ của mình từ đó đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu một cách dần dần,từ từ tạo ra sự tin tưởng từ khách hàng đặc biệt qua chất lượng của sản phẩm.Song do là sản phẩm mang phong cách hiện đại nên khi vào Việt Nam thì KFC đã gặp nhiều khó khăn trong việc đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng mặc dù cơ hội thị trường rất lớn.
Nhận thức của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh:
Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh chính là đánh giá sự hiểu biết về các thông tin của đối thủ cạnh tranh.Việc đánh giá này thông qua các tiêu chí mà KFC đặt ra,và để thực hiện được điều đó thì việc nghiên cứu thông tin từ thị trường là rất cần thiết.Nghiên cứu thông tin thị trường bằng các công cụ như là:Bảng câu hỏi điều tra,sử dụng các tài liệu thứ cấp…
Đánh giá vị trí của các đối thủ cạnh tranh:
Từ việc nghiên cứu thông tin từ thị trường sẽ đưa lại những kết quả giúp cho KFC có thể xác định được thị phần của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh,biết được nguyên nhân người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm của mình mà lại sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh…từ đây để có những đánh giá chính xác vị trí của các đối thủ cạnh tranh.Hiện tại thì Lotteria chính là đối thủ tiêu biểu đe dọa đến thị phần của KFC.Bên cạnh đó các thương hiệu Việt (phở 24) cũng là những đối thủ của KFC.Còn đối với Macdonald thì có thể do thị trường chưa đủ hấp dẫn với “ông lớn” này.Nhưng không sớm thì muộn KFC cũng sẽ phải đối mặt với đối thủ lớn này tại thị trường Việt Nam.
Phân tích ưa chuộng của người tiêu dùng:
Qua số liệu nghiên cứu (thu thập được) thì KFC là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất bởi nhóm  học sinh,sinh viên là 78%,và với những người có thu nhập dưới 1 triệu đồng là 49%.Điều đó chứng tỏ giới trẻ là người tiêu dùng chính của các sản phẩm KFC và những người có thu nhập không cao lại là khách hàng chính của KFC.Cũng thông qua kết quả thu thập được thì nếu không mua sản phẩm KFC thì lotteria chiếm tới 45% niềm tin từ khách hàng từ đó để thấy được lotteria chính là đối thủ chính của KFC.
Ra quyết định:
KFC đã chọn cho mình hướng đi riêng phù hợp với ẩm thực của người Việt như là cho ra các sản phẩm mới như:bánh mì mềm,bắp cải chộn jumbo…KFC khẳng định chất lượng sản phẩm của mình bằng các chứng nhận kiểm dịch.Không những thế các sản phẩm của KFC còn tạo sự khác biệt với các sản phẩm khác bằng sự pha chộn 11 loại gia vị khác nhau chính điều đó tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm của KFC…thể hiện rất rõ trong chiến lược sản phẩm của KFC.
Giám sát thực hiện chiến lược:
Quá trình này để đảm bảo cho chiến lược định vị của KFC luôn đi đúng hướng,mục tiêu đề ra.Đồng thời phát hiện những sai sót,nhầm lẫn để có thể có các biện pháp khắc phục kip thời…
 Sưu tầm (còn nữa)




Chiến lược kinh doanh của KFC tại Việt Nam phần 3

Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thời gian vừa qua sự bùng nổ về nhu cầu đã tạo nên một làn sóng phát triển mạnh mẽ ở các lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt là ở mảng thức ăn nhanh, người tiêu dùng ngày càng tìm đến những nhãn hiệu tòan cầu quen thuộc hơn là đến những quán ăn thông thường khác.
Lựa chọn thị trường mục tiêu tại Việt Nam của KFC
Hiện nay, KFC ngày càng phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điển hình tại Malaysia, cửa hàng KFC đầu tiên đã được mở tại Jalan Tuanku Abdul Rahman. Nếu như năm 1998 mới chỉ có 225 cửa hàng KFC thì ngày nay món gà mang hương vị tuyệt vời này đồng nghĩa với tên KFC và được người dân Malaixia đặc biệt yêu thích.
Còn tại Việt Nam, KFC đã dành ra bảy năm để xây dựng thị trường (chịu lỗ tới bảy năm) và bắt đầu có lãi từ năm ngoái, bây giờ bắt đầu là thời điểm gặt hái kết quả. Thị trường Việt Nam-một thị trường mới với 17 nhà hàng so với hơn 34.00 nhà hàng nằm trong chuỗi KFC trên toàn thế giới. Trong giai đoạn đầu, KFC chấp nhận đầu tư để phát triển thương hiệu, xây dựng hệ thống nhà hàng, thực hiện các chương trình tiếp thị để gây dựng khách hàng cho mình trong tương lai. Năm ngoái, hoạt động kinh doanh của chuỗi cửa hàng KFC khá thành công với doanh số bán hàng tăng khoảng 80%. Theo đánh giá của tập đoàn Yum Restaurant International, Việt Nam là thị trường mới và đang có nhiều cơ hội để phát triển mạnh. Hiện nay, KFC đã trở thành thương hiệu thức ăn nhanh được biết đến nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Số lượng khách hàng làm quen và chấp nhận loại thực phẩm này càng nhiều.
KFC với mục tiêu thị trường nhằm vào giới trẻ thì thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường triển vọng. Một nửa dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30, nghĩa là giới trẻ sẽ dễ chấp nhận sản phẩm thức ăn nhanh của KFC hơn người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong giới trẻ, KFC Việt Nam đặc biệt hướng sự quan tâm vào trẻ em thông qua chương trình tiếp thị dành riêng cho nhóm khách hàng nhiều triển vọng này. Mục tiêu của KFC là muốn thương hiệu của KFC trở thành bạn đồng hành của khách hàng tiềm năng ngay từ khi còn nhỏ. Với mục tiêu xây dựng lòng tin nơi khách hàng thông qua chất lượng, uy tín và an toàn vệ sinh thực phẩm, KFC Việt Nam chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng, ví dụ như CP Việt Nam. Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức nămg. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu của KFC là hoàn toàn chính xác. Trong khi fast food ở nước ngoài được coi là sản phẩm của ngành công nghiệp, nhiều công ty không cần đến mặt bằng quá lớn để kinh doanh, khách hàng chủ yếu mua về. Song ở Việt Nam, người dân chưa quen với cách kinh doanh này, do đó fast food Việt Nam vẫn mang tính chất nhà hàng nhưng được phục vụ nhanh.Do vậy tính chất phổ biến của KFC còn có những hạn chế (do thu nhập người Việt Nam còn thấp,sự cạnh tranh từ các sản phẩm truyền thống,thói quen tiêu dùng…),việc xây dựng một hệ thống cửa hàng với sự định vị khác biệt với các cửa hàng truyền thống(trong đó lấy mầu đỏ làm chủ đạo) thì KFC đã tạo ra một trào lưu mới trong cách tiêu dùng của người dân Việt Nam.Trong khi thói quen tiết kiệm vẫn là quan điểm của những người có độ tuổi trên 30 thì với giới trẻ (độ tuổi<30) thì KFC đã nhận được những phản hồi tích cực.Sự tiếp nhận tương đối dễ dàng dần dần đã trở thành trào lưu mới,xu hướng mới,một xu hướng tây hóa phù hợp với sự năng động của giới trẻ.KFC cũng tạo ra một không gian mới mẻ nơi mà có thể trò chuyện,bàn bạc công việc…
Chính vì vậy mà sản phẩm KFC ngày càng được nhiều người biết đến,đây là điều kiện để KFC phát triển hệ thống cửa hàng của mình thêm nữa cụ thể là: trong bốn năm tới là phát triển mạng lưới nhà hàng KFC tăng gấp sáu lần, 100 nhà hàng. Còn sau tám năm nữa (vào năm 2014), số nhà hàng của KFC có thể nhiều gấp 9-10 lần hiện nay. Với việc phát triển tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội...


Sưu tầm (Còn nữa)

Mời các bạn theo dõi: 


Chiến lược kinh doanh của KFC tại Việt Nam phần 2

Phân đoạn thị trường. 

Để xác định được đâu là khách hàng mục tiêu, chúng ta cùng phân tích các phân đoạn thị trường của KFC qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Phân đoạn thị trường theo vị trí địa lý:

Chủ yếu tập trung vào những Thành phố lớn, tập trung đông dân như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng…Trong đó KFC đã lựa chọn cho mình 2 thị trường điểm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Năm 1998 thì KFC đã có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng phải mãi đến tận năm 2006 thì KFC mới phát triển hệ thống các của hàng của mình ra Hà Nội.KFC đã không phát triển một cách ồ ạt hệ thống các của hàng mà với mục đích phát triển lâu dài trên thị trường Việt Nam thì KFC tiến hành sự mở rộng một cách vững chắc.

2. Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học:

Trong phần này sẽ đề cập đến 3 khía cạnh là lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp:

+ Lứa tuổi: KFC chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi, gia đình có trẻ em.Do nhiều nguyên nhân mà KFC đã chọn thị trường là giới trẻ với độ tuổi dưới 30.Với việc xác định thị trường thì KFC chủ yếu đánh vào xu hướng năng động,khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam.Ngoài ra KFC cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em,có thể nói họ tác động vào nhận thức của các em ngay từ khi các em còn nhỏ.

+ Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì vậy đây cũng là một khó khăn của KFC khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam.Những người có thu nhập khá, ổn định chính là đoạn thị trường mà KFC chú trọng.Với những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của KFC nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên.

+ Nghề nghiệp: Việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì KFC có thể tiếp xúc một thị trường lớn là:Học sinh, sinh viên, bạn trẻ làm việc ở khu vực trung tâm Thành phố.Vì số lượng các trường đại học,cao đẳng,dạy nghề…ở đây là rất nhiều.Và điều đó cũng phù hợp với định hướng của KFC.

3. Phân đoạn thị trường theo tâm lý:
Việt Nam là một nước phát triển nhanh trong thời gian qua.Việc phát triển theo nền kinh tế thị trường đã kéo theo những phong cách sống mới,những xu hướng mới đặc biệt những xu hướng,phong cách sống này được các bạn trẻ tiếp thu rất nhanh.Điều đó giúp cho KFC có cơ sở tin vào sự thành công của mình khi đặt chân vào thị trường Việt Nam.

4. Phân đoạn thị trường theo hành vi:

Tiến hành một cuộc điều tra bỏ túi về nguyên nhân phát triển quá nhanh của Lotteria và KFC, câu trả lời từ hầu hết các thực khách trong độ tuổi từ 17-29 là: tiện lợi, ngon, giá cả phải chăng, trong đó khâu phục vụ được coi là chuẩn nhất.Chính vì vậy mà KFC đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên,hệ thống các của hàng tương đối dày đặc mà còn là điều hành một loạt các của hàng với sự tiện lợi nhất cho khách hàng sử dụng sản phẩm KFC.

Sưu tầm (còn nữa)

Mời các bạn cùng theo dõi bài viết phần một tại đây


Chiến lược kinh doanh của KFC phần 1

Gà rán KFC-là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới. Hiện Restaurant đã có tới 34 nghìn nhà hàng trên toàn cầu. Thị trường châu Á, đang là thị trường tiềm năng, phát đạt nhất của Restaurant.
Lịch sử của KFC để lại nhiều dấu ấn để suy nghĩ và học hỏi
Trong hai năm 2005-2006, khi dịch Sars và đại dịch cúm gia cầm hoành hành ở nhiều nước khiến thị phần của KFC giảm sút nghiêm trọng, nhiều thị trường gà rán KFC có chứa một số phẩm mầu, hàm lượng gây Cholesterol và béo phì cho người sử dụng...gây tổn thất không nhỏ đến doanh thu, kế hoạch phát triển thị trường KFC.
Nhưng bằng chiến lược kinh doanh phù hợp, sản phẩm đã trở nên quen thuộc với nhiều thị trường, Restaurant đã nhanh chóng lấy lại hình ảnh, thương hiệu của mình, đặc biệt là thị trường châu Á. Có thể nói năm 2006 là năm châu Á của gà rán KFC. Chỉ tính riêng tại thị trường Trung Quốc, hiện số cửa hàng của KFC đã lên đến cón số hơn 5000. Doanh thu năm qua của Restaurant tại Trung Quốc lên hơn 200 triệu USD, vượt xa đối thủ cùng thị trường là L'etoile (Pháp), có mặt ở đây nhiều năm nay. Sau thành công ở Trung Quốc, thương hiệu gà rán KFC tiếp tục, mở rộng phát triển ra thị trường nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Có thể nói, năm 2006, là thời gian thương hiệu gà rán KFC tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, đắt khách, người dân "đua" nhau tìm đến các nhà hàng KFC để thưởng thức sản phẩm của thời công nghiệp, đặc biệt là lớp trẻ. Sự tăng đột biến của lượng khách hàng, khiến KFC phải mở thêm nhiều cửa hàng mới tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng như một số tỉnh khác, trong đó phải kể đến sự kiện gà rán KFC thành lập cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội, đánh dấu sự kiện KFC tiến chân ra Bắc. "Cuộc chơi" của KFC tại Việt Nam thực sự bắt đầu.
"Đắt sắt nên miếng" câu thành ngữ đó luôn đúng trong kinh doanh, với một thị trường tiềm năng, rộng lớn, hơn 80 triệu dân, lại vừa ra nhập WTO, đủ để thương hiệu gà rán KFC làm nên mọi chuyện ở đây.
Chiến lược kinh doanh phù hợp, sự tiên đoán chính xác, sản phẩm uy tín, chất lượng đang làm nên thương hiệu gà rán KFC ở thị trường Việt Nam.
Một thương hiệu nổi tiếng thế giới, một xu hướng mới, một phong cách sống mới hứa hẹn mang đến cho thị trường Việt Nam đầy tiềm năng là những lí do khiến nhóm chọn KFC cho bài nghiên cứu của mình.
Sưu tầm (Còn nữa)
Mời các bạn theo dõi bài viết trước đó: Nhà sáng lập thương hiệu gà rán KFC

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Nhà sáng lập thương hiệu gà rán KFC

Nhà sáng lập Harland Sanders (Colonel Sanders, Đại tá Sanders).

Nhà sáng lập Harland Sanders, tên tuổi của ông gắn liền với thương hiệu KFC

Đại tá Sanders sinh ngày : 9/9/1890 Henryville, Indiana, Mỹ. Năm 6 tuổi, ông đã mất cha. Mẹ phải làm việc để nuôi sống cả gia đình nên ông thay mẹ chăm sóc 2 người em nhỏ. Một năm sau ông đã có thể nấu được rất nhiều món đặc trưng của vùng. Lúc lên 10 tuổi, ông bắt đầu công việc đầu tiên tại một nông trại gần nhà với số tiền là 2 USD/1 tháng. Đến khi ông 12 tuổi thì người mẹ tái giá. Ông đến làm việc tại Greenwood, Indiana và những những năm kế tiếp đã làm qua rất nhiều công việc như: 
  • Năm 15 tuổi làm nhân viên điều khiển giao thông tại New Albany, Indiana;
  • Năm 16 tuổi đi lính 6 tháng tại Cuba. Sau đó ông làm nhân viên hoả xa, học luật bằng phương pháp đào tạo từ xa, bán bảo hiểm, lái phà chạy bằng hơi nước tại khu vực sông Ohio, bán lốp xe...

Vào khoảng giữa thập niên 1930, ông Sanders mua lại một quán trọ nhỏ và một quán café ở Corbin, Kentucky, một thị trấn cách biên giới Tennessee khoảng 25 dặm.

Con đường đến với Gà Rán – Thương hiệu KFC

Đại tá Sanders yêu thích nấu ăn và luôn thử nghiệm với nhiều hỗn hợp gia vị khác nhau.
Và ông đã nổi tiếng khi tìm ra cách kết hợp 10 loại thảo mộc và gia vị với bột dùng để trộn gà trước khi chiên. Năm 1935, để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang Kentucky, Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu "Kentucky Colonel".

Vào một Chủ nhật năm 1939, trong khi chuẩn bị món gà rán cho thực khách, ông đã thêm vào loại gia vị thứ 11. Ông nói: "Với loại gia vị thứ mười một đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay". Khi mà nhu cầu và những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng về thức ăn lên cao, ông ấy đã di chuyển nhiều nơi nhằm nâng cao năng suất của mình. Trong một thập kỷ sau, ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng đến ngày hôm nay.

Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông đã tự phát triển và thành lập Doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 franchise ở US và ở Canada, và năm 1964 ông đã bán phần lợi nhuận 2 triệu đô của mình trong công ty Mỹ cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky.

Dưới sự quản lý của người sở hữu mới, tập đoàn Gà Rán Kentucky đã phát triển một cách nhanh chóng. Công ty đã thực hiện cổ phần hóa ra công chúng vào năm 1966 và được liệt kê trên thị trường chứng khoán New York vào năm 1969 và được mua lại bởi PepsiCo vào năm 1986. Đến năm 1997 PepsiCo đã chuyển hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh, bao gồm cả nhãn hiệu KFC, sang một công ty về nhà hàng độc lập, gọi là Tricon Global Restaurant. Ngày nay, công ty nhà hàng (hiện giờ được gọi là tập đoàn Yum!Brands) là tập đoàn lớn nhất thế giới về số lượng cửa hàng với gần 35,000 cửa hàng trên khắp 110 quốc qua.


Cho đến khi ông mất đi bởi sự tác động mạnh của bệnh bạch cầu vào năm 1980 ở độ tuổi 90, ông đã đi gần 250,000 dặm/năm để viếng thăm các nhà hàng KFC trên toàn thế giới.

Sưu tầm

Mời các bạn có thể theo dõi bài viết: Hành trình phát triển của KFC tại Việt Nam

Bạn biết gì về YUM

Tập đoàn Yum! Brands đặt tại Louisville, Hoa Kỳ. Có tất cả 3 nhãn hiệu trong hệ thống của Yum!Brands bao gồm: KFC, Pizza Hut ,Taco Bell là những ngành hàng dẫn đầu trên thế giới về gà rán, bánh pizza và thức ăn theo kiểu Mexico. Trong năm 2012, Yum! Brands đã có được 13 tỷ đô doanh thu bao gồm cả của công ty và các phí nhượng quyền thương hiệu.

Yum! đang xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh toàn cầu dựa trên các chiến lược phát triển như: xây dựng một nhãn hiệu nhà hàng dẫn đầu tại Trung Quốc, mở rộng lợi nhuận ở các nơi khác trên toàn cầu, đẩy mạnh hơn vị thế của nhãn hiệu và lợi nhuận ở Mỹ, và chú trọng tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cùng cổ tức cho các cổ đông.
  
Tập đoàn YUM nổi tiếng với ba thương hiệu toàn cầu


Yum! Restaurants Internation (YRI) được đặt trụ sở tại Dallas, Texas là một phần của Yum! Brands với hơn 12,000 nhà hàng bên ngoài US (không bao gồm Yum! China). Trong năm 2006 lãi hoạt động  của YRI trên 407 triệu USD. Trong bảy năm gần đây, mỗi năm YRI đã mở hơn 700 nhà hàng mới.

Bên ngoài US vào năm 2006, việc mỗi ngày có 3 nhà hàng mới được mở đã tạo cho tập đoàn này trở thành một trong những nhà bán lẻ phát triển nhanh nhất thế giới. Yum có một tập đoàn lớn, sự phát triển vững mạnh và lợi nhuận cao với hai nhãn hiệu toàn cầu là KFC và Pizza Hut.

Yum là công ty dẫn đầu toàn cầu về đa nhãn hiệu, giúp cho người tiêu dùng có nhiều lực chọn hơn, tiện lợi và giá trị hơn nhờ việc có sự kết hợp của hai trong số các nhãn hiệu của chúng tôi tại một địa điểm. Ngày nay, Yum có hơn 3,800 công ty franchise đa nhãn hiệu trên toàn cầu.

Công thức thành công của Yum! là tập trung vào việc nâng cao năng lực của nhân viên nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và tăng lợi nhuận.

Trong 4 năm gần đây, công ty đã được tạp chí Fortune bình chọn “Top 50 nhà tuyển dụng dành cho các dân tộc thiểu số”, và cũng là “Top 50 nhà tuyển dụng dành cho phụ nữ”. Ngoài ra còn phải kể đến giải thưởng “40 công ty đa dạng nhất” của tạp chí Black Enterprise trong hai năm vừa qua, và giải thưởng “Corporate 100 Companies Providing Opportunities for Hispanics” từ tạp chí Hispanic. Bên cạnh đó công ty còn được bình chọn bởi tạp chí BusinessWeek bình về “Top 15 công ty về Lòng Bác Ái”.

Thêm vào đó, Yum! còn được gọi với cái tên công ty số 1 ở Louisvile về Công Việc/Cuộc Sống. Kentucky và Pizza Hut đã được gọi là Một Trong Những Nơi Tốt Nhất Để Đi Làm tại Dallas. 


KFC đến Việt Nam như thế nào

Từ ngày đầu đến Việt Nam vào năm 1997 với nhà hàng đầu tiên tại Sài Gòn Superbowl với chỉ 70 nhân viên. Sau một chặng đường mười mấy năm phát triển Gà rán KFC đã nhanh chóng trở thành thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu tại Việt Nam với 98 nhà hàng tại 16 tỉnh, thành trên cả nước.
Sau thành công của một loạt nhà hàng thức ăn nhanh trên toàn thế giới, KFC đã chính thức vào Việt Nam ngày 24 tháng 12 năm 1997 tại Trung tâm Thương mại Sài Gòn Super Bowl. 




Đến với một đất nước có nền văn hóa ẩm thực độc đáo, nơi mà khái niệm “thức ăn nhanh” vẫn còn xa lạ, việc du nhập của một món ăn phương Tây mới lạ đã gặp phải nhiều thách thức. Những ngày đầu phát triển, KFC không tránh khỏi sự "thờ ơ" của người tiêu dùng.
Không lùi bước trước những trở ngại, KFC tiếp tục tìm hiểu và phân tích tâm lý nhằm đáp ứng nhu cầu của các "thượng khách". Bằng chứng rõ nét là sự linh hoạt và sáng tạo trong việc tạo ra những món ăn mới phù hợp với khẩu vị người Việt, tạo thực đơn phong phú hơn như: Gà Giòn Không Xương, Xà Lách Gà Giòn, Bắp Cải Trộn, Bánh Mì Mềm, Cơm Gà Rán KFC, Cơm Cá KFC, Bơ-gơ Hải Sản.

Thành quả cho sự nỗ lực


  • Tháng 12/1997 - TP.HCM
  • Tháng 06/2006 - Hà Nội
  • Tháng 08/2006 - Hải Phòng & Cần Thơ
  • Tháng 07/2007 - Đồng Nai – Biên Hòa
  • Tháng 01/2008 - Vũng Tàu
  • Tháng 05/2008 - Huế
  • Tháng 12/2008 - Buôn Ma Thuột
  • Tháng 11/2009 - Đà Nẵng
  • Tháng 04/2010 - Bình Dương
  • Tháng 11/2010 - TP. Vinh, Nghệ An
  • Tháng 05/ 2011 - TP. Nha Trang - Khánh Hòa
  • Tháng 06/2011 - Long Xuyên - An Giang
  • Tháng 08/2011 - Quy Nhơn và Rạch Giá
  • Tháng 09/2011 - Phan Thiết
  • Tháng 12/2011 - Hải Dương
  • Tháng 02/2013 - Hạ Long


Sự thành công của KFC Việt Nam hôm nay được xây dựng và phát triển từ thương hiệu toàn cầu, chất lượng sản phẩm tuyệt vời, và quan trọng nhất là thái độ phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động. Chính lòng nhiệt huyết, tinh thần đoàn kết của một tập thể hơn 2500 nhân viên đã chắt lọc, định hình và phát triển nét văn hóa “How We Win Together” – “Đồng lòng để thành công; Đồng tâm để vươn tầm”.

Văn hóa “How We Win Together” là động lực và mục tiêu của tất cả thành viên KFC Việt Nam – cùng chung tay xây dựng một công ty hàng đầu - luôn đem đến vị ngon trong từng sản phẩm, làm sáng lên những nụ cười vui trên gương mặt của mỗi khách hàng, vun đắp nên niềm tự hào cho mỗi thành viên được sống, làm việc trong gia đình KFC Việt nam!

Năm 2011, tổng số nhà hàng của KFC tại VN đã nâng lên con số 98 và hiện nay chiếm 60% thị phần trong ngành hàng thức ăn nhanh tại Việt Nam. Có thể nói, KFC đã thật sự xóa bỏ những khoảng cách về biên giới, về khẩu vị hay cả những rào cản về phong tục tập quán để trở thành món ăn quen thuộc của nhiều gia đình, là địa điểm tập trung của các bạn trẻ và là nơi vui chơi sinh động của trẻ em.

Sự thành công của KFC không thể không kể đến chiến lược tiếp thị hiệu quả bằng việc đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá hay những ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng. Các chương trình khuyến mãi mùa hè với rất nhiều quà tặng và chương trình ca nhạc đặc sắc thu hút hàng ngàn bạn trẻ tham gia.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng và ổn định, hệ thống nhà hàng KFC sẽ không ngừng tăng lên và ngày một đến gần người tiêu dùng trên khắp cả nước.

KFC là một trong 3 thương hiệu nổi tiếng của YUM. Nếu các bạn quan tâm đến YUM, có thể tham khảo bài viết:

Bạn biết gì về YUM

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Fast food, và những điều chưa biết

Trong thế giới hiện đại ngày nay, con người làm việc ngày càng chìm sâu trong công việc, có quá nhiều thứ phải quan tâm mà đôi khi quên mất bữa ăn hằng ngày. Với người phương tây thì món ăn phục vụ nhanh (fast food) đã là một văn hóa bấy lâu nay, nhưng tại Việt Nam thì trào lưu này dần mới xuất hiện và hiển nhiên nó cũng trở thành một xu thế tất yếu. Vậy chúng ta biết gì về nó. Qua bài viết ngắn gọn sau đây, sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về fastfood.

Fastfood một xu hướng của thế giới hiện đại

Thức ăn nhanh (tiếng Anh gọi là fast food), là thuật ngữ chỉ thức ăn có thể được chế biến và phục vụ cho người ăn rất nhanh chóng. Trong khi bất kỳ bữa ăn với ít thời gian chuẩn bị có thể được coi là thức ăn nhanh, thông thường thuật ngữ này nói đến thực phẩm được bán tại một nhà hàng hoặc cửa hàng với các thành phần làm nóng trước hoặc được nấu sẵn, và phục vụ cho khách hàng trong một hình thức đóng gói mang đi. Thuật ngữ fast food đã được công nhận trong từ điển tiếng Anh Merriam - Webster năm 1951.

Cửa hàng có thể được viết tắt hoặc các quán, có thể có hoặc không có chỗ ngồi cho thực khách, hay nhà hàng thức ăn nhanh (còn gọi là nhà hàng phục vụ nhanh chóng). Hoạt động nhượng quyền thương mại là một phần của chuỗi nhà hàng có thực phẩm được tiêu chuẩn hóa được vận chuyển đến các nhà hàng từ các địa điểm trung tâm.

Các yêu cầu về vốn tham gia vào việc mở một nhà hàng thức ăn nhanh không nhượng quyền thương mại tương đối thấp. Nhà hàng phục vụ thực khách ngồi ăn có tỷ lệ cao hơn nhiều, nơi mà khách hàng có xu hướng ngồi và có đơn đặt hàng của họ mang lại cho họ trong một bầu không khí dường như cao cấp hơn, có thể được biết đến trong một số lĩnh vực như Quán ăn nhanh.

Một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới hiện nay đã và đang xuất hiện tại Việt Nam như
McDonald's
  • Yum! Brands
  • Lotteria
  • KFC
  • Popeyes Louisiana Kitchen


Và còn nhiều thương hiệu trong nước khác như: Rap&roll, Pho24, Kinhdo…. Fast food là một xu thế tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nếu như thời điểm 1995 chỉ có KFC hiện diện tại Việt Nam thì nay đã có mặtn gần như đầy đủ các đại gia của thế giới. Đây là một ngành sẽ còn nhiều cơ hội phát triển hơn nữa, đầy tiềm năng đối với các nhà kinh doanh trong nước và quốc tế.